Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là ai?

Từ khóa: Truong Tan Sang

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Đưa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam – Ấn Độ lên tầm cao mới

Ngày 22/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp đoàn đại biểu Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam bang Tây Bengal, Ấn Độ do ngài Geetesh Sharma, Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam Bang Tây Bengan (Ấn Độ) do ông Geetesh Sharma Chủ tịch hội dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước tiếp Đoàn đại biểu Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam Bang Tây Bengan (Ấn Độ) do ông Geetesh Sharma Chủ tịch hội dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

Chủ tịch nước hoan nghênh chuyến thăm hữu nghị tới Việt Nam lần này của đoàn đại biểu, tin tưởng chuyến thăm góp phần tăng cường mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ truyền thống lâu đời, do hai lãnh tụ kính yêu của hai dân tộc là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nehru đặt nền móng và dày công vun đắp. Hai nước đã từng ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

Những năm gần đây, quan hệ Việt Nam và Ấn Độ có bước phát triển thuận lợi, đặc biệt là sau khi hai nước chính thức thiết lập đối tác chiến lược vào tháng 7/2007. Hai bên đã đẩy mạnh giao lưu hợp tác trên nhiều lĩnh vực, chính trị, kinh tế, quốc phòng, văn hóa, giáo dục. Sự trao đổi hợp tác giữa các bộ ngành, các tổ chức nhân dân hai nước được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Chủ tịch nước nhắc lại những kỷ niệm trong chuyến thăm Ấn Độ vừa qua, theo đó, hai bên đã đạt được bảy thỏa thuận về hợp tác dầu khí, hàng không, nghiên cứu, đào tạo, trong lĩnh vực nông nghiệp, giao lưu văn hóa và bản ghi nhớ về “Năm hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ 2012.”

Đặc biệt, ngành hàng không hai nước đã ký thỏa thuận mở đường bay thẳng. Chắc chắn những thỏa thuận này sẽ tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh trong điều kiện và tình hình quốc tế hiện nay, hai nước cần đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện, phát huy lợi thế tối đa của mỗi nước, đưa quan hệ hữu nghị và đối tác chiến lược Việt Nam và Ấn Độ phát triển lên tầm cao mới, thiết thực kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ giữa hai nước (7/1/1972-7/1/2012), 5 năm thiết lập đối tác chiến lược (6/7/2007-6/7/2012), và Năm hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ 2012.

Chủ tịch nước cho rằng trong những năm qua, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ đã có nhiều hoạt động hữu nghị hợp tác với một số đối tác tại Ấn Độ, như Tổ chức Hòa bình và Đoàn kết toàn Ấn Độ, Hội Hữu nghị Ấn Độ-Việt Nam và Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam.

Chủ tịch nước mong muốn trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, ngài Chủ tịch và các thành viên sẽ có thêm thông tin, tiếp tục có nhiều đề xuất và biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa Ủy ban với các tổ chức của nhân dân Việt Nam, quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam và Ấn Độ đi vào chiều sâu và thực chất.

Tại buổi tiếp, Ngài Geetesh Sharma cùng các thành viên trong đoàn đã mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham gia nghi thức buộc vòng tay hữu nghị theo phong tục truyền thống Ấn Độ, xem các kỷ vật của đoàn tích lũy được qua nhiều năm xây dựng quan hệ hữu nghị hai nước.

Ngài Geetesh Sharma cũng tặng Chủ tịch nước cuốn sách “Những dấu ấn văn hóa Ấn Độ ở Việt Nam” mà đoàn mang theo, xem đây là món quà ý nghĩa, minh chứng cho quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước.

Ngài Geetesh Sharma bày tỏ cảm ơn Chủ tịch nước dành thời gian tiếp, chúc mối quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác hợp tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ không ngừng được củng cố và phát triển.

Cho rằng những thành quả về sự hợp tác hai nước chưa tương xứng với tiềm năng, ngài Geetesh Sharma mong muốn tiếp tục được các cơ quan Việt Nam tạo điều kiện để hoạt động của Ủy ban sẽ đóng góp nhiều hơn nữa cho quan hệ ngoại giao hai nước.

Ngài Geetesh Sharma đánh giá cao vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể tại Việt Nam, và cho rằng trong chuyến đi này, đoàn đã được chứng kiến những thành tựu trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa đến kinh tế xã hội của Việt Nam.

Ngài Geetesh Sharma cho biết trong năm 2012, Ủy ban Đoàn kết Ấn Độ-Việt Nam đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực nhằm tăng cường sự hiểu biết của nhân dân Ấn Độ với đất nước Việt Nam./.

Hoàng Giang (VNP)

Tiểu sử, lý lịch Trương Tấn Sang: Chủ tịch nước Việt Nam

Loantin.COM đưa ra một số thông tin về tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Những thông tin trên mạng hiện nay đang nói xấu và không đúng sự thật về Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vì vậy khi tiếp xúc bạn đọc cần chọc lọc đúng thông tin.

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang


TIỂU SỬ TÓM TẮT

Họ và tên khai sinh: TRƯƠNG TẤN SANG

Họ và tên thường gọi: Trương Tấn Sang

Sinh ngày 21 tháng 01 năm 1949.

Quê quán: xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.

Nơi ở hiện nay: Số 51 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội.

Dân tộc: Kinh

Tôn giáo: Không

Trình độ chuyên môn: Cử nhân luật

Nghề nghiệp, chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng.

Ngày vào Đảng cộng sản Việt Nam: 20-12-1969, Ngày chính thức: 20-12-1970

Trình độ học vấn: Cử nhân

Lý luận chính trị: Cao cấp

Ngoại ngữ: Tiếng Anh (B)

Tình trạng sức khỏe: Bình thường

Khen thưởng: Huân chương Kháng chiến hạng Ba

Kỷ luật: Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định khiển trách (2003)

Là đại biểu Quốc hội khóa: IX, X, XI, XIII.

TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

– 1966- 1968: Tổ trưởng thanh niên, xây dựng cơ sở mật trong sinh viên, học sinh (PK2)

– 1969- 1971: Đảng ủy viên, Bí thư Đoàn Thanh niên, phụ trách Đội võ trang mật thị trấn Đức Hòa (Long An)

– 1971- 1973: Bị địch bắt, bị giam giữ ở nhà tù Biên Hòa, Phú Quốc. Đến năm 1973, được trao trả theo Hiệp định Pa-ri

– 1973- 4/1975: Cán bộ tổ chức Ban T.72 thuộc Ủy ban thống nhất Trung ương

– 4/1975- 10/1978: Cán bộ Công đoàn Gia Định, Phó ban Xây dựng kinh tế mới thành phố, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh các nông trường và Khu kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh

– 1979- 8/1983: Huyện ủy viên, Giám đốc Nông trường Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành ủy viên dự khuyết

– 1983- 1986: Giám đốc Sở Lâm nghiệp, Thành ủy viên phụ trách lực lượng thanh niên xung phong và Ban Kinh tế mới Thành phố Hồ Chí Minh

– 1986- 1988: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Huyện ủy Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.

– 1988- 1990: Đi học Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc Trung ương (Hà Nội)

– 1990- 1991: Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp

– 1991- 1992: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

– 1992- 1996: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Phó Chủ tịch rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

– 1996- 01/2000: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

– 01/2000- 2006: Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương

– 2006 – 7/2011: Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư

– 7/2011 đến nay: Tại phiên làm việc ngày 25/7, với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước.